Chuột cũng hát để tán tỉnh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chuột cũng hát để tán tỉnh
Chuột có thể không hát để xin ăn, nhưng chuột lại hát để lấy lòng bạn tình. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, Mỹ, đã phát hiện ra điều này khi họ nghe trộm những con chuột đực trong phòng thí nghiệm.
"Ban đầu chúng tôi ghi lại âm thanh để đánh giá các yếu tố giúp chuột đực nhận ra pheromone của chuột cái, nhưng những gì phát ra lại tỏ ra phức tạp và thú vị hơn chúng tôi tưởng", Timothy E. Holy, tác giả nghiên cứu nói. "Tuy vậy, vẫn chưa rõ liệu việc ca hát có mang lại lợi thế cho con đực trong việc tán tỉnh, như ở loài chim".
Con người từ lâu đã được nghe những bản tình ca của chim và cá voi, còn những bài hát của chuột thì bị lãng quên bởi chúng vượt quá ngưỡng nghe của con người. Khi Holy và đồng tác giả Zhongsheng Guo bắt đầu ghi âm những tiếng phát ra chói tai của 45 con chuột đực, họ nhanh chóng tìm thấy những âm thanh cao độ này có những đoạn lặp lại đều đặn, hay còn gọi là motif, thay đổi theo thời gian. Nói theo cách khác, chúng có thể được coi là bài hát.
Những bài hát của chuột, khi được giảm xuống vài quãng tám để con người có thể nghe dễ dàng, thì có vẻ không khác gì tiếng hót của chim, mặc dù Holy nhận định nó vẫn thiếu sự tinh tế của loài lông vũ. "Có thể so sánh bài hát của chuột với điệu hót của những con chim mới lớn, chỉ tạo ra những motif đơn giản".
Mặc dù vũ khí gợi tình của chuột không thể so sánh với một con chim hoàng yến trưởng thành, phát hiện mới cũng giúp nghiên cứu tính di truyền trong việc học hát, nhất là khi nếu chuột được học từ một "gia sư" giống như ở chim. Và ngoài ra loài chuột hoang cũng có thể sở hữu một năng khiếu rộng lớn hơn.
"Việc nuôi nhốt đã thay đổi nhiều yếu tố trong hành vi của chuột. Sẽ rất thú vị để tìm ra liệu bài hát của chuột hoang có giống với chim hơn so với chuột trong phòng thí nghiệm".
VnExpress
"Ban đầu chúng tôi ghi lại âm thanh để đánh giá các yếu tố giúp chuột đực nhận ra pheromone của chuột cái, nhưng những gì phát ra lại tỏ ra phức tạp và thú vị hơn chúng tôi tưởng", Timothy E. Holy, tác giả nghiên cứu nói. "Tuy vậy, vẫn chưa rõ liệu việc ca hát có mang lại lợi thế cho con đực trong việc tán tỉnh, như ở loài chim".
Con người từ lâu đã được nghe những bản tình ca của chim và cá voi, còn những bài hát của chuột thì bị lãng quên bởi chúng vượt quá ngưỡng nghe của con người. Khi Holy và đồng tác giả Zhongsheng Guo bắt đầu ghi âm những tiếng phát ra chói tai của 45 con chuột đực, họ nhanh chóng tìm thấy những âm thanh cao độ này có những đoạn lặp lại đều đặn, hay còn gọi là motif, thay đổi theo thời gian. Nói theo cách khác, chúng có thể được coi là bài hát.
Những bài hát của chuột, khi được giảm xuống vài quãng tám để con người có thể nghe dễ dàng, thì có vẻ không khác gì tiếng hót của chim, mặc dù Holy nhận định nó vẫn thiếu sự tinh tế của loài lông vũ. "Có thể so sánh bài hát của chuột với điệu hót của những con chim mới lớn, chỉ tạo ra những motif đơn giản".
Mặc dù vũ khí gợi tình của chuột không thể so sánh với một con chim hoàng yến trưởng thành, phát hiện mới cũng giúp nghiên cứu tính di truyền trong việc học hát, nhất là khi nếu chuột được học từ một "gia sư" giống như ở chim. Và ngoài ra loài chuột hoang cũng có thể sở hữu một năng khiếu rộng lớn hơn.
"Việc nuôi nhốt đã thay đổi nhiều yếu tố trong hành vi của chuột. Sẽ rất thú vị để tìm ra liệu bài hát của chuột hoang có giống với chim hơn so với chuột trong phòng thí nghiệm".
VnExpress
DanielleJ- Trail Moderator
- Bài viết : 34
Danh vọng : 6292
Đến từ : Comox, British Columbia
Similar topics
» Tận thế cũng không bằng gặp anh - hot
» Tận thế cũng không bằng gặp anh chương 2
» Tận thế cũng không bằng gặp anh chương 3
» Tận thế cũng không bằng gặp anh chương 4
» Nhện biết dùng quà để tán tỉnh
» Tận thế cũng không bằng gặp anh chương 2
» Tận thế cũng không bằng gặp anh chương 3
» Tận thế cũng không bằng gặp anh chương 4
» Nhện biết dùng quà để tán tỉnh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết