♥Bee Bee Class♥
Tham gia vào diễn đàn để cùng thỏa sức khám phá,vui chơi và học tập
Bee bee class là nơi hội tụ các nhân tài,là nơi tập trung các chuyên môn về mọi lĩnh vực
Nhanh tay đăng kí để trở thành thành viên của bee nào!
Chúng tôi sẽ luôn chào đón bạn

Join the forum, it's quick and easy

♥Bee Bee Class♥
Tham gia vào diễn đàn để cùng thỏa sức khám phá,vui chơi và học tập
Bee bee class là nơi hội tụ các nhân tài,là nơi tập trung các chuyên môn về mọi lĩnh vực
Nhanh tay đăng kí để trở thành thành viên của bee nào!
Chúng tôi sẽ luôn chào đón bạn
♥Bee Bee Class♥
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giải bài tập hóa 8

Go down

Giải bài tập hóa 8 Empty Giải bài tập hóa 8

Bài gửi by moclan26 Sun May 15, 2016 3:59 pm

Chất 
1. a) Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
    b) Vì sao nói được : ở đâu có vật thể, ở đó có chất ?
Hướng dẫn.
a) Hai vật thể tự nhiên : nước, cây,...
    Hai vật thể nhân tạo : ấm nước, bình thủy tinh,...
b) Bởi vì, trong tự nhiên chất có mặt ở khắp nơi từ trong vật thể tự nhiên đến vật thể nhân tạo (bao gồm chất hay hỗn hợp một số chất). Do đó, ta có thể nói rằng, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
2. Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng :
a) Nhôm ;          b) Thủy tinh           c) Chất dẻo.
Hướng dẫn.
a) Nhôm : Ấm đun nước, muỗng ăn, lõi dây điện,...
b) Thủy tinh : Ly nước, chậu cà kiểng, mắt kính,...
c) Chất dẻo : Thau nhựa, thùng đựng rác, đũa,...
3. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những từ in nghiêng) trong những câu sau :
a) Cơ thể người có 63 - 68% về khối lượng là nước.
b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
d) Áo may bằng sợi bông (95 - 98% là xenlulozơ) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).
e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,...
Hướng dẫn.
- Vật thể : Cơ thể người, lõ bút chì, dây điện, áo, xe đạp.
- Chất : nước, than chì, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.
4. Hãy so sánh tính chất : màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.
Hướng dẫn.
Lập bảng so sánh :
 
Màu
Vị
Tính tan trong nước
Tính cháy
Muối ăn
Trắng
Mặn
Tan
Không
Đường
Nhiều màu
Ngọt
Tan
Cháy
Than
Đen
Không
Không
Cháy
 5. Chép vào vở những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ phù hợp :
"Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được.....Dùng dụng cụ đo mới xác định được... của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải....."
Hướng dẫn.
Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (thể, màu...)Dùng dụng cụ đo mới xác định được (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng...) của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (làm thí nghiệm...)"
6. Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta.
Hướng dẫn.
Để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta, ta làm theo cách sau : lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong và thổi hơi thở sục qua. Khi quan sát, ta thấy li nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.
7. a) Hãy kể hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
    b) Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn ?
   Hướng dẫn. 
   a) Giống nhau : đều là chất lỏng, không màu, có thể hòa tan các chất khoáng.
     Khác nhau : nước cất là nước tinh khiêt, có thể pha chế được thuốc tiêm ; nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp.
   b). Nước khoáng uống tốt hơn nước cất vì nó có một số chất hòa tan có lợi cho cơ thể, nước cất uống có thể chậm tiêu hóa hơn so với nước khoáng.
8. Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở - 183 oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?
Hướng dẫn.
Nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở - 183 oC cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ xuống của không khí đến -196 oC, nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến - 183 oC mới sôi, tách riêng được hai khí
moclan26
moclan26
Quản trị viên
Quản trị viên

Bài viết : 56
Danh vọng : 6343
Đến từ : Thanh Hóa

Về Đầu Trang Go down

Giải bài tập hóa 8 Empty Re: Giải bài tập hóa 8

Bài gửi by moclan26 Sun May 15, 2016 5:52 pm

Đơn chất và hợp chất - Phân tử
1.Hãy chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp:
“Chất được phân chia thành hai loại lớn  là… và… đơn chất được tạo nên tử một… còn… được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên”. Đơn chất lại chia thành… và… kim loại có ánh kim., dẫn điện và nhiệt, khác với…không có những tính chất này (trử than chì dẫn được điện). Có hai loại hợp chất là: Hợp chất… và… hợp chất…”
Hướng dẫn:
“Chất được phân chia thành hai loại lớn  là đơn chất và hợp chất. Đơn chất được tạo nên tử một nguyên tố hóa học còn hợp chất  được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên”. Đơn chất lại chia thành kim loại và phi kim. Kim loại có ánh kim., dẫn điện và nhiệt, khác với phi kim không có những tính chất này (trử than chì dẫn được điện). Có hai loại hợp chất là: Hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.”
2. a) Kim loại đồng, sắt tạo nên từ nguyên tố nào? Nêu sự sắp xếp nguyên tử trong một mẫu đơn chất kim loại.
b) Khí nitơ, khí clo tạo nên từ nguyên tố nào?
Biết rằng hai khí này là đơn chất phi kim giống như hidro, khí oxi. Hãy cho biết các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Kim loại đồng được  tạo nên từ nguyên tố đồng (Cu) và kim loaij sắt được tạo nên từ nguyên tố sắt (Fe).
sự sắp xếp nguyên tử trong cùng một mẫu đơn chất kim loại: trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
b) Khí nitơ được tạo nên từ nguyên tố  nitơ (N), khí clo được tạo nên tử nguyên tố clo (Cl). Trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nguyên tử nhất định, với khí ni tơ và khí clo thì số nguyên tử này là 2 (N2 và Cl2)
3. Trong số các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất:
a) Khí ammoniac tạo nên từ N và H
b) Photpho đỏ tạo nên từ P
c) Axit clohidric tạo nên từ H và Cl.
d) Canxi cacbonat tạo nên từ Ca, C, và O.
e) Glucozo tạo nên tử C, H và O.
f) Kim loại magie tạo nên từ Mg.
Hướng dẫn giải:
- Đơn chất: photpho (P), magie( Mg) được tạo nên từ một nguyên tố.
- Hợp chất : khí ammoniac ( N và H), axit clohidric (H và Cl), canxi cacbonat (C, Ca và O), glucozo ( C, H và O) được tạo nên từ hai nguyên tố trở lên.
4. a) Phân tử là gì?
b) Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử như thế nào, có gì khác so với phân tử của đơn chất. Lấy ví dụ minh họa.
Hướng dẫn giải:
a) Phân tử là những hạt gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
b) Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định.
Phân tử của hợp chất khác với phân tử của đơn chất là: Phân tử của đơn chất gồm các nguyên tử cùng loại liên kết với nhau; phân tử của hợp chất do các nguyên tử khác nhau liên kêt.
Ví dụ: Phân tử hợp chất: nước gồm 2H liên kết với 1 O, phân tử muối ăn gồm 1 Na liên kết với 1 Cl..; phân tử đơn chất: phân tử khí nitơ gồm hai nguyên tử nitơ
5. Dựa vào hình 1.12 và 1.15 (trang 23, 26 sgk), hãy chép các  câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp được trong khung.
Nguyên tố                                                            đường thẳng
       1:1                      1:2                        1:3
Nguyên tử                                               gấp khúc
          “ phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba… thuộc hai…, liên kết với nhau theo tỉ lệ… Hình dạng hai phân tử khác nhau, phân tử nước có dạng…, phân tử cacbon đi oxit có dạng..”
Hướng dẫn giải:
          “ phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba nguyên tử thuộc hai nguyên tố , liên kết với nhau theo tỉ lệ 1: 2. Hình dạng hai phân tử khác nhau, phân tử nước có dạng gấp khúc , phân tử cacbon đioxit có dạng  đường thẳng”.
6. Tính phân tử khối của:
a) Cacbon ddioxxit, xem mô hình phân tử ở bài tập 5.
b) Khí metan, biết phân tử gồm 1 C và 4H.
c) Axit nitric, biết phân tử gồm 1 H, 1N và 3O.
d) Thuốc tím (kali pemanhanat)  biết phân tử gồm 1K, 1Mn và 4O.
Hướng dẫn giải:
a) Phân tử khối của cacbon đi oxit (CO­2)  = 12 + 16. 2 = 44 đvC.
b) Phân tử khối của khí metan (CH4)  = 12 + 4 . 1 = 16 đvC.
c) Phân tử khối của axit nitric (HNO3)  = 1.1  + 14. 1 + 16.3 = 63 ddvC.
d) Phân tử khối của kali pemanganat (KMnO4)  = 1. 39 + 1. 55 + 4. 16 = 158 đvC.
7. Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hơn hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước, muối ăn và phân tử khí metan ( về chất khí này xem ở bài 6).
Hướng dẫn giải:
- Phân tử oxi nặng hơn phân tử nước 1,1778 (Giải bài tập hóa 8 Gif) lần
- Phân tử oxi nhẹ hơn phân tử muối ăn và bằng 0,55 lần.
Giải bài tập hóa 8 Gif.latex?%5Cfrac%7BO_%7B2%7D%7D%7BNaCl%7D%3D%20%5Cfrac%7B16 = 0,55)
- Phân tử oxi nặng hơn phân tử khí metan 2 lần.
Giải bài tập hóa 8 Gif.latex?%5Cfrac%7BO_%7B2%7D%7D%7BCH_%7B4%7D%7D%3D%20%5Cfrac%7B16  = 2
8. Dựa vào sự phân bố phân tử khi chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao:
a) Nước lỏng tự chảy ra trên khay đựng.
b) Một mililit nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích ở nhiệt độ thường khoảng 1300ml.
Hướng dẫn giải:
a) Nước lỏng có thể chảy ra trên khay đựng theo sự phân bố phân tử, ở trạng thái lỏng, các hạt gần nhau và có thể chuyển động trượt lên nhau.
b) Một mililit nước lỏng khi chuyển sang thể hơi, tuy số phân tử giữ nguyên, nhưng lại chiếm một thể tích ở nhiệt độ thường khoảng 1300ml là do sự phân bố phân tử của chất ở trạng thái lỏng khác với chất ở thể khí. ở thể khí, các hạt có vị trí rất xa nhau, luôn chuyển động hỗn độn nên chiếm thể tích lớn hơn trong trường hợp chất ở thể lỏng.
Bài luyện tập 1
1. a) Hãy chỉ ra từ nào chỉ vật thể tự nhiên, từ nào chỉ vật thể nhân tạo, từ nào chỉ chất trong các câu sau đây:
Chậu có thể làm bằng nhôm và chất dẻo.
Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong thân gỗ, tre nứa…
b) Biết rằng sắt có thể bị nam châm hút, có khối lượng riêng D = 7,8 g/ cm3; nhôm có D = 2,7 g/cm3 và gỗ tốt (coi như là xenlulozo) có D = 0,8 g/cm3. Hãy nói cách làm để tách riêng mỗi loại chất trong hỗn hợp vụn rất nhỏ ba chất.
 Hướng dẫn giải:
a) + Vật thể tự nhiên : thân cây;
    + Vật thể nhân tạo : chậu;
    + Chất: nhôm, chất dẻo, xenlulozo;
b) Đầu tiên: ta dùng nam châm hút sắt trong hỗn hợp 3 chất, sắt sẽ được lấy ra. Tiếp theo, ta cho hai chất còn lại vào chậu nước. khối lượng riêng của nhóm là D = 2,7 g/cm3 nặng hơn khối lượng riêng của nước D = 1,8 g/cm3 nhẹ hơn nước, do đó gỗ sẽ nổi lên mặt nước.
2. Cho biết sơ đồ nguyên tử magie như hình bên:

Giải bài tập hóa 8 8.22
a) Hãy chỉ ra: số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài
b) Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi (Xem sơ đồ nguyên tử ở bài 5, bài 4 – Nguyên tử trang 16 sgk).
Hướng dẫn giải:
a)  + Số p  = 12
     + Số e = 12;
     + Số e lớp ngoài cùng = 2
b) Giống nhau: số electron lớp ngoài cùng đều bằng 2;
Khác nhau: số proton và số electron của canxi là 20 trong khi số proton và số electron của magie là 12. Số lớp e của canxi là 4, của magie là 3.
3. Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro 31 lần.
a) Tính phân tử khối của hợp chất
b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu củ nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).
Hướng dẫn giải :
a) Giải bài tập hóa 8 Gif = 31  => Phân tử khối của hợp chất = 62 đvC.
b) Ta có : 2X  + O  = 62  => X = 23 đvC.
vậy X là nguyên tố natri (23)
Kí hiệu hóa học là Na.
4. Chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp :
a) Những chất tạo nên từ hai… trở lên được gọi là…
b) Những chất có… gồm những nguyên tử cùng loại …được gọi là…
c) … là những chất tạo nên từ một…
d) …là những chất có…gồm những nguyên tử khác loại…
e) Hầu hết các …có phân tử là hạt hợp thành, còn… là hạt hợp thành của…kim loại.
Hướng dẫn giải :
a) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học  trở lên được gọi là hợp chất.
b) Những chất có phân tử gồm những nguyên tử cùng loại liên kết với nhau được gọi là đơn chất
c) Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
d) Hợp chất là những chất có phân tử gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau.
e) Hầu hết các  chất có phân tử là hạt hợp thành, còn nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
5. Câu sau đây gồm hai phần : Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi đúng 1000C.
Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau :
A. Ý trong phần I đúng, ý trong phần II sai.
B. Ý trong phần I sai, ý trong phần II đúng.
C. Cả hai ý đều đúng và ý ở phần II giải thích ý ở phần I.
D. Cả hai ý đều đúng và ý ở phần II không giải thích ý ở phần I.
E. Cả hai ý  đều sai.
Hướng dẫn giải :
Câu trả lời D đúng ( cả hai ý đều đúng và ý ở phần II không giải thích ý ở phần I).
moclan26
moclan26
Quản trị viên
Quản trị viên

Bài viết : 56
Danh vọng : 6343
Đến từ : Thanh Hóa

Về Đầu Trang Go down

Giải bài tập hóa 8 Empty Re: Giải bài tập hóa 8

Bài gửi by moclan26 Sun May 15, 2016 7:06 pm

Nguyên tử
1. Hãy chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ phù hợp.
“……….là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ …………tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm …………mang điện tích dương và vỏ tạo bởi……………”
Hướng dẫn.
“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.
2. 
a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, nó là những loại nào ?
b) Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện.
c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân ?
Hướng dẫn.
a) Electron, proton và nơtron
b)  +electron : kí hiệu là e, mang điện tích âm.
    + proton : kí hiệu là p, mang điện tích dương.
c) Các nguyên tử cùng loại có cùng  số proton trong hạt nhân.
3. Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ?
Hướng dẫn.
Hạt nhân gồm proton và nơtron  có khối lượng rất lớn so với các hạt electron, (khối lượng electron rất bé) nên khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
4. 
a)Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào ?
b) Nhờ đâu mà nguyên tử có khả năng liên kết ?
Hướng dẫn.
a)Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
b)Nguyên tử có khả năng liên kết là do các electron.
 5. Cho biết sơ đồ của một số nguyên tử sau :
 Giải bài tập hóa 8 2014-07-25%2009_42_50-Scan0015%20-%20Windows%20Photo%20Viewer
Hãy chỉ ra : số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp electron
Số e lớp ngoài cùng
Neon
2
2
1
2
Cacbon
6
6
2
4
Nhôm
13
13
3
3
Canxi
20
20
4
2
Công thức hóa học
1. Hãy chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp
Đơn chất tạo nên tử một… nên công thức hóa học chỉ gồm , một…
Còn … tạo nên từ hai, ba… nên công thức hóa hocuj gồm hai, ba…
Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số… có trong một ….
Hướng dẫn giải :
Đơn chất tạo nên tử một nguyên tố hóa học nên công thức hóa học chỉ gồm , một kí hiệu hóa học.
Còn hợp chất tạo nên từ hai, ba nguyên tố hóa học nên công thức hóa học gồm hai, ba kí hiệu hóa học.
Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số nguyên tử có trong một phân tử .
2. Cho công thức hóa học của các chất sau :
a) Khí clo Cl;
b) Khí metan CH4
c) Kẽm clorua ZnCl2
d) Axit sulfuric H2SO4
Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Hướng dẫn giải:
a) Khí clo Cl2: là đơn chất thể khí tạo ra bởi nguyên tố clo: Phân tử gồm hai nguyên tử liên kết với nhau.
Phân tử khối bằng : 35,5 x 2 =  71 đvC.
b) Khí metan CH4 : là hợp chất thể khí do hai nguyên tố C và H tạo ra.
Phân tử khối bằng 12  + 4 = 16 đvC
c) Kẽm clorua : ZnCl2 : là hợp chất do hai nguyên tố là Zn và Cl tạo ra .
Trong một phân tử có 1 Zn và 2 Cl.
Phân tử khối bằng 65 + 35,5 x 2 = 136 đvC.
d) Axit sunfuric H2SO4: là hợp chất do ba nguyên tố là H, S và O tạo nên. Trong một phân tử có 2 H, 1S và 4 O
Phân tử khối bằng : 2 + 32 + 16 x 4 = 98 đvC.
3. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất:
a) Caxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O.
b) Ammoniac,l biết trong phân tử có 1 N và 3 H.
c) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1 Cu, 1 S và 4 O.
Hướng dẫn giải:
a) CTHH : CaO.
Phân tử khối CaO =  40 + 16  = 56 đvC.
b) CTHH : NH3
Phân tử khối NH3 = 14 + 3 = 17 đvC.
c) CTHH: Cu2SO4
Phân tử khối CuSO4 = 64 + 32 + 16. 4 = 160 đvC.
4. a) Các cách viết sau chỉ ý gì: 5 Cu; 2 NaCl; 3 CaCO3;
b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: Ba phân tử oxi, sáu phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có; năm nguyên tử đồng (Cu), hai phân tử muối NaCl và ba phân tử canxi cacbonat (CaCO3).
b) Ta có: 3 O2, 6 CaO, 5 CuSO4.

Hóa trị

1. a) Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử ) là gì?
b) Xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?
Hướng dẫn giải:
Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thì khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
Xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O làm hai đơn vị.
2. Hãy xác định giá trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây:
a) KH, H2S, CH4
b) FeO, Ag2O, NO2
Hướng dẫn giải:
a) + KH: do H có hóa trị I nên  x. a = y. b  =>  b =
      Vậy K có hóa trị I.
Tương tự
+ H2S: H có hóa trị I và S có hóa trị II.
+ CH4 : C hóa trị IV và H hóa trị I.
b) + FeO: Fe có hóa trị II và O hóa trị II
    + Ag2O : Ag hóa trị I và O hóa trị II
    + NO2: N hóa trị IV và O hóa trị II.
3.a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu trên làm ví dụ.
b) Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.
Hướng dẫn giải.
a) Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b
-      Biết x,y và a(hoặc b) thì tính được b(hoặc a).
-      Biết a và b thì tìm được x,y để lập công thức hóa học. Chuyển thành tỉ lệ:
+ KH: 1.I = 1.I
+ Ag2O: I.2 = II.1
b) Ta có : Kx(SO4)y.
Theo công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II à x = 2, y = 1
Vậy CTHH K2SO4.
4. a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I: ZnCl2, CuCl, AlCl3.
b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.
Hướng dẫn giải:
Theo quy tắc hóa trị ta có:
a) + ZnCl2 : 1. a = 2 . I => Zn có hóa trị II.
    + CuCl: 1 . a = 1. I => Cu có hóa trị I.
    + AlCl3 : 1 .a = 3 . I =>  Al có hóa trị III.
b) Ta có:  x.a = y.b 
Vậy hóa trị của Fe là II.
5. a) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau: P (III) và H; C (IV) và S (II); Fe (III) và O.
b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
Na (I) và (OH) (I) ; Cu (II) và (SO4) (II); Ca (II) và (NO3) (I).
Hướng dẫn giải:
a) Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có công thức hóa học sau:
PH3 ( P hóa trị III, H hóa trị I );
CS2 ( C hóa trị IV, S hóa trị II );
Fe2O3 ( Fe hóa trị III, O hóa trị II ).
b) Tương tự ta có:
NaOH ( Na hóa trị I, nhóm OH hóa trị I);
CuSO4 ( Cu hóa trị II, nhóm SO4 hóa trị II);
6. Một số công thức hoá học viết như sau:
MgCl, KO, CaCl2, NaCO3.
Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca nhóm (CO3) có hóa trị II. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.
Hướng dẫn giải:
Những CTHH viết sai là: MgCl, KO, NaCO3;
Sửa lại cho đúng: MgCl2, K2O, Na2CO3.
7. Biết N (IV), hãy chọn công thức hóa học nào phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức sau đây: NO, N2O3, N2O, NO2.
Hướng dẫn giải:
Những công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị là : NO2 ( vì O có hóa trị II ).
8. a) Tìm hóa trị của Ba và nhóm (PO4) trong bảng 1 và bảng 2 ( trang 42,43).
b) Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức cho sau đây:
A. BaPO4
B. Ba2PO4
C. Ba3PO4
D. Ba3(PO4)2
Hướng dẫn giải:
a) Hóa trị của Ba là II, nhóm (PO4) là III
b) Phương án D.










moclan26
moclan26
Quản trị viên
Quản trị viên

Bài viết : 56
Danh vọng : 6343
Đến từ : Thanh Hóa

Về Đầu Trang Go down

Giải bài tập hóa 8 Empty Re: Giải bài tập hóa 8

Bài gửi by moclan26 Tue May 17, 2016 3:23 pm

Bài luyện tập 2
1. Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nhóm (OH), (NO3) và Cl đều hóa trị I.
-   Cu(OH)2 : 1.a = 2.I à Cu hóa trị II.
-    PCl5 : 1.a = 5.I à P hóa trị V.
-    SiO2 : 1.a = 2.II à Si hóa trị IV.
-    Fe(NO3)3 : 1.a = 3.I à Fe hóa trị III.
Bài 2. Cho biết nhóm công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau ( X,Y là những nguyên tố nào đó) : XO, YH3. Hãy chọn công thức hóa học nào cho phù hợp của X với Y trong số các công thức cho sau đây:
XY(a) , X3Y (b) , X2Y3 (c) , X3Y(d),  XY (e).
Hướng dẫn giải:
Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố XO và YH3, với O hóa trị II, và H hóa trị I.
=> X có hóa trị II và Y có hóa trị III
Vậy, công thức hóa học đúng nhất cho hợp chất X và Y là X3Y2.
Vậy, công thức d đúng nhất.
3. Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe23 , hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử gồm Fe liên kết với (SO4) sau:
FeSO4 (a) ; Fe2SO4 (b) ; Fe2(SO42  (c) ; Fe2(SO­4)3 (d) ; Fe3(SO4)2
Hướng dẫn giải:
Ta có: Với Fe2O3 mà O hóa trị II à Fe hóa trị III
Vậy, công thức hóa trị đúng hợp chất có phân tử gồm Fe liên kết với (SO­4) hóa trị II là Fe2(SO4)3.
Vậy công thức d là đúng.
4. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phân tử gồm K(I), bari Ba(II), Al(III) lần lượt liên kết với:
a) Cl.
b) Nhóm (SO4).
Hướng dẫn giải:
a) CTHH : KCl, BaCl2, AlCl­3;
Phân tử khối KCl = 39 + 35,5 = 74,5 đvC;
Phân tử khối BaCl2 = 137 + 71 = 208 đvC;
Phân tử khối AlCl3 = 27 + 35,5.3 = 133,5 đvC.
b) CTHH: K2SO4 ; BaSO4; Al2(SO­4)3;
Phân tử khối K2SO4 = 39.2 + 332 + 16.4 = 174 đvC;
Phân tử khối BaSO4 = 137 + 32 + 16.4 = 233 đvC;
Phân tử khối Al2(SO­4)3 = 27.2 + (32 + 16.4) .3 = 342 đvC.
Nguyên tố hóa học
1. Hãy ghép các câu sau đây với đầy đủ các từ hoặc cụm từ phù hợp :
a. Đáng lẽ nói những  …………….loại này, những……………..loại kia, thì trong khoa học nói…………hóa học này…………hóa học kia.
b. Những nguyên tố có cùng số…………..trong hạt nhân đều là………….cùng loại, thuộc cùng một………….hóa học.
Hướng dẫn.
a. Đáng lẽ nói những  nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, thì trong khoa học nói nguyên tố hóa học này nguyên tố hóa học kia.
b. Những nguyên tố có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
2. a) Nguyên tố hóa học là gì ?
    b) Cách biểu diễn nguyên tố. Cho ví dụ.
Hướng dẫn.
a) Nguyên tố hóa học là những nguyên tố cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
b) Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố. Ví dụ : C = 12đvC.
3. a) Cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca lần lượt chỉ ý gì ?
   b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt ý các ý sau : ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.
Hướng dẫn.
a. Các cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca lần lượt cho ta biết có hai nguyên tử cacbon, 5 nguyên tử oxi và 3 nguyên tử canxi.
b) +Ba nguyên tử nitơ : 3 N
+Bảy nguyên tử canxi : 7 Ca
+Bốn nguyên tử natri : 4 Na.
4. Lấy bao nhiêu phần khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon ? Nguyên tử khối là gì ?
Hướng dẫn.
Đơn vị cacbon có khối lượng bằng  1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.
1đvC = 1/12 C.
Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
5. Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hơn hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với ?
a) Nguyên tử cacbon
b) Nguyên tử lưu huỳnh
c) Nguyên tử nhôm.
Hướng dẫn.
(Xem bảng 1, trang 42/SGK)
- Giữa hai nguyên tử magie và cacbon, magie nặng hơn gấp hai lần nguyên tử cacbon.
- Giữa nguyên tử magie và lưu huỳnh, magie nhẹ hơn nguyên tử lưu huỳnh, và bằng ¾ lần nguyên tử lưu huỳnh.
- Giữa nguyên tử magie và nguyên tử nhôm, magie nhẹ hơn nguyên tử nhôm, và bằng 8/9 lần nguyên tử nhôm.
6. Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào ? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó ? (xem bảng 1 – trang 42 – SGK).
Hướng dẫn giải.                     
Do nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ nên nguyên tử khối của X là : X = 2.14 = 28 (đvC)
Nguyên tử X có nguyên tử khối bằng 28. Vậy nguyên tử X là Silic.
Kí hiệu hóa học là Si.
7.
a) Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy        tính xem :
Một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam ?
b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A,  B, C hay D ?
 A. 5,342.10-23 g             B. 6,023.10-23 g     C. 4,482.1023 g        D.3,990.10-23 g.
(Hãy chọn đáp án đúng, tính và ghi vào vở bài tập).
Hướng dẫn giải.
a) Ta có : C = 12 đvC = 1,9926.10-23 (g)
 => 1 đvC = Giải bài tập hóa 8 Gif.latex?%5Cfrac%7B1%2C9926 ≈ 1,66.10-24 (g).
b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là :
    mAl = 27 đvC = 27. 1,66.10-24 = 4,482.10-23 (g)
Đáp án C.
8. Nhận xét sau đây gồm hai ý : “Nguyên tử đơtêri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân”. Cho sơ đồ thành phần cấu tạo của hai nguyên tử như hình vẽ bên:
Giải bài tập hóa 8 2014-07-25%2010_24_53-Scan0019%20-%20Windows%20Photo%20Viewer
Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau :
A. Ý (1) đúng, ý (2) sai.
B. Ý (1) sai, ý (2) đúng.
C. Cả hai đều sai.
D. Cả hai đều đúng.
Trả lời.
Đáp án D. 
moclan26
moclan26
Quản trị viên
Quản trị viên

Bài viết : 56
Danh vọng : 6343
Đến từ : Thanh Hóa

Về Đầu Trang Go down

Giải bài tập hóa 8 Empty Re: Giải bài tập hóa 8

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết